Những sự kiện “chấn động” thị trường Bất động sản 2022

Tổng hợp những sự kiện gây “chấn động” thị trường Bất động sản 2022, tạo nhiều ảnh hưởng với nhiều thăng trầm khi đầu năm sôi động nhưng đến giữa và cuối năm lại đìu hiu, khó khăn. Nguồn cung căn hộ thấp kỷ lục, tín dụng thắt chặt, doanh nghiệp khan hiếm dòng tiền, trái phiếu đến hạn, nhiều nhà đầu tư cắt lỗ, đề xuất sửa đổi hành lang pháp lý cho đất đai…

Review – Đánh giá – Nhận Định – Tin tức tổng hợp BĐS

TRÌNH QUỐC HỘI DỰ LUẬT ĐẤT ĐAI SỬA ĐỔI

Dự thảo Luật đất đai sửa đổi gồm 16 chương, 245 điều, trong đó giữ nguyên 28 điều; sửa đổi 184 điều; bổ sung mới 41 điều và bãi bỏ 8 điều.

Hàng loạt vấn đề được Chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung để giải quyết các bất cập phát sinh trong thực tiễn và thể chế hóa các chính sách quản lý; sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã nêu tại Nghị quyết số 18 của Trung ương.

Trong đó, ba nội dung được cơ quan thẩm tra là Ủy ban Kinh tế đặc biệt quan tâm gồm quy định về thu hồi. trưng dụng đất, xác định giá đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

DỰ THẢO Luật Đất đai sửa đổi

Sáng 1/11/2022, Phó thủ tướng Lê Văn Thành, thừa ủy quyền của Thủ tướng, đã trình Quốc hội dự Luật Đất đai sửa đổi.

ĐỀ XUẤT THỜI HẠN SỞ HỮU CĂN HỘ VÀ ĐÁNH THUẾ BĐS THỨ 2

Đề xuất sở hữu chung cư có thời hạn

Trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Bộ Xây dựng có đề xuất bổ sung quy định mới về thời hạn sở hữu đối với các loại nhà chung cư. Nội dung được quan tâm nhất là Bộ tiếp tục đề xuất 2 phương án về quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư.

Trong đó, một phương án là giữ nguyên theo quy định hiện hành, tức là không quy định thời hạn sở hữu. Phương án còn lại, là thời hạn sở hữu nhà chung cư được xác định căn cứ vào thời hạn sử dụng công trình theo quy định của pháp luật xây dựng.

Đánh thuế Bất động sản thứ 2

Đề xuất thí điểm đánh thuế bất động thứ hai của TP.HCM mới đây nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Theo Tờ trình gửi Chính phủ của TP.HCM, việc đánh thuế giúp hạn chế đầu cơ bỏ hoang nhà đất trong dự án bất động sản, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Ngoài ra, khoản thuế này sẽ giúp thành phố có thêm nguồn thu ngân sách để tái đầu tư phát triển.

Đề xuất quy định thời hạn sở hữu chung cư thời gian qua gây xôn xao với nhiều ý kiến trái chiều.

NÓNG VỤ BỎ CỌC ĐẤT THỦ THIÊM

Vụ việc bỏ cọc đấu giá đất Thủ Thiêm là tâm điểm thu hút sự chú ý của dư luận trong những tháng đầu năm 2022. Ngày 10/12/2021, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TP. HCM tổ chức bán đấu giá lần lượt 4 lô đất thuộc khu chức năng số 3, khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Công ty TNHH đầu tư Ngôi Sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) đã trúng đấu giá lô đất 3-12 với giá 24.500 tỉ đồng, gấp 8,3 lần giá chào, đưa đơn giá mỗi m2 lô đất này lên ngưỡng 2,43 tỉ đồng/m2.

Tiếp đó, Công ty TNHH đầu tư và kinh doanh nhà thương mại Bình Minh trúng đấu giá lô đất 3-9, diện tích 5.009m2 với giá 5.026 tỉ đồng; Công ty cổ phần Sheen Mega trúng đấu giá lô 3-8, có diện tích 8.500m2 với mức 4.000 tỉ đồng; Công ty cổ phần Dream Republic trúng đấu giá lô đất 3-5, có diện tích 6.446m2 với mức 3.820 tỉ đồng.

Tuy nhiên sau không ít lần cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ sau khi trúng đấu giá, cả 4 đơn vị đều đã bỏ cọc đất đã đấu giá; đánh dấu sự khủng hoảng của thị trường BĐS.

bỏ cọc đất thủ thiêm

LOẠT LÃNH ĐẠO DN BĐS BỊ KHỞI TỐ, BẮT TẠM GIAM

Trong năm 2022, đã có một số lãnh đạo doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực bất động sản bị bắt tạm giam, truy tố để điều tra sai phạm.

Khởi tố Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch tập đoàn FLC

Tháng 3/2022 Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt với cáo buộc “thao túng” và “che giấu thông tin chứng khoán”. Cùng với ông Quyết, nhiều cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty cũng đang bị điều tra về hành vi “thao túng thị trường chứng khoán”, “che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” trong sai phạm xảy ra ngày 10/1 (đầu năm).

Khởi tố Chủ tịch HĐQT Tân Hoàng Minh – Đỗ Anh Dũng

Tháng 4/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các tổ chức, đơn vị có liên quan. Đồng thời, ra các quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Đỗ Anh Dũng và sáu bị can đồng phạm về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo kết quả điều tra ban đầu, từ tháng 7/2021 đến tháng 3, ông Dũng và các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, sử dụng 3 công ty thành viên và các công ty liên quan để phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỉ đồng.

Bắt tạm giam Trương Mỹ Lan – Chủ tịch HĐQT Vạn Thịnh Phát

Đầu tháng 10/2022, Cơ quan cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.

Cơ quan điều tra thực hiện lệnh bắt tạm giam bà Trương Mỹ Lan – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; Trương Huệ Vân – Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor;… Kết quả điều tra ban đầu xác định bà Lan cùng các đồng phạm đã có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân, giai đoạn năm 2018-2019.

xét xử alibaba và nguyễn thái luyện

Xét xử Công ty Địa ốc Alibaba lừa đảo, rửa tiền với nhiều kỷ lục

Sáng ngày 8/12/2022, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba Nguyễn Thái Luyện và 22 bị cáo trong vụ lừa đảo, rửa tiền xảy ra tại công ty này. Vụ án lừa đảo, rửa tiền xảy ra tại Công ty Alibaba là vụ án được xem phá vỡ nhiều kỷ lục từ trước đến nay,  bởi số lượng người tham gia tố tụng lên đến gần 5.000 người, với khoảng 1 triệu bút lục, hàng chục luật sư tham gia bào chữa…

Ra mắt Fantasy Homes của VMI JSC, đầu tư BĐS chia nhỏ

Ngày 6/10/2022, Công ty Cổ phần Quản lý và Đầu tư Bất động sản VMI (VMI JSC) do ông Phạm Nhật Vượng là cổ đông chính cùng với các cổ đông khác trong đó có Vinhomes đã được thành lập. VMI JSC với sản phẩm Fantasy Home mang đến cho nhà đầu tư vốn nhỏ có cơ hội đầu tư bất động sản của Vinhomes.

BĐS VIỆT NAM KHÓ KHĂN

Thị trường BĐS khó khăn, nhiều doanh nghiệp thiếu vốn, các dự án trì trệ.

TÌNH HÌNH CHUNG BĐS VIỆT NAM KHÓ KHĂN

Hiện nay, thị trường BĐS đang đối mặt với tình trạng thanh khoản yếu, giao dịch kém, rủi ro nợ xấu xuất hiện. Thay vì ồ ạt bán hàng giữa mùa cao điểm quý IV như mọi năm, các doanh nghiệp địa ốc hiện hoạt động cầm chừng vì ế ẩm, nợ lương, giảm nhân sự để tồn tại. Ngoài áp lực lên doanh nghiệp BĐS còn về vấn đề trái phiếu đáo hạn. Các khó khăn chồng chất khiết thị trường ảm đạm và nguồn cung ra thị trường cũng hạn chế.

Thị trường BĐS gặp khó khăn và trầm lắng

Bên cạnh khó khăn về nguồn vốn, thị trường bất động sản còn phải đối mặt với trở ngại cả như lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ và thủ tục đầu tư, pháp lý của dự án…

Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), vướng mắc pháp lý là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở trong quá trình chuẩn bị đầu tư, xây dựng và kinh doanh. Cùng với đó là khó khăn do các thủ tục đối với dự án bất động sản, nhà ở thương mại (mất khoảng 3-5 năm)…

Ngoài ra, tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng đều tăng… dẫn đến chi phí của doanh nghiệp tăng theo.

Áp lực đáo hạn trái phiếu của các doanh nghiệp BĐS

Do tắc nguồn vốn tín dụng, tắc nguồn vốn trái phiếu, tắc cả nguồn vốn huy động từ khách hàng, nên một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đói vốn đã phải vay vốn ngoài xã hội (tín dụng đen) với lãi suất rất cao đầy rủi ro; hoặc phải bán bớt tài sản, chuyển nhượng dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu (thậm chí đến 40-50% giá hợp đồng)…

Điều này tạo ra cơ hội cho khách hàng mua với giá rẻ hơn. nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro do đây là sản phẩm hình thành trong tương lai.

Doanh nghiệp cắt giảm nhân sự

Do thị trường bất động sản đang rất khó khăn nên một số tập đoàn, doanh nghiệp BĐS đã phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động. Có tập đoàn giảm đến trên dưới 50% nhân sự, và giảm lương.

Việc này tác động đến an sinh xã hội, cuộc sống của nhiều người lao động, công nhân xây lắp, nhân viên môi giới, nhất là đang cận kề Tết Qúy Mão 2023.

Dự báo thị trường Bất động sản

Trước áp lực nghẽn vốn tín dụng, hụt vốn trái phiếu, thanh khoản lao dốc, bất động sản được dự báo ảm đạm từ nay đến năm 2023.

Dấu hiệu giảm tốc của thị trường mạnh dần (dù quý II đã bắt đầu điều chỉnh) và dự báo chu kỳ khó khăn có thể kéo dài trong nhiều quý tới. Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho biết, 9 tháng đầu năm, giao dịch nhà đất sụt giảm 50% tùy theo dự án và khu vực. Thị trường có nguy cơ trầm lắng kéo dài khi các dòng vốn hỗ trợ đều ách tắc.

TỔ CÔNG TÁC CHÍNH PHỦ GỠ KHÓ CHO THỊ TRƯỜNG BĐS

Ngày 17/11/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập tổ công tác của Thủ tướng về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp tại TP. Hà Nội, TP. HCM và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Tổ công tác do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị làm tổ trưởng. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú. và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh là tổ phó.

NHỮNG CỤM TỪ KHOÁ “NÓNG” NHẤT THI TRƯỜNG BĐS

Siết tín dụng

Sau khi ngân hàng từ chối cho vay, hết room để giải ngân cùng với thời điểm nhu cầu giảm sút đã đẩy các nhà đầu tư vào tình huống “không có tiền để theo tiếp hợp đồng, muốn bán cắt lỗ cũng không xong mặc dù đã giảm tới vài trăm triệu”.

Cắt lỗ

2022 cũng là lần đầu tiên trong vòng 5 năm trở lại nhiều chủ đầu tư lớn trên thị trường tung ra gói chiết khấu khủng 50% nhằm kích cầu tiêu dùng có sẵn tiền mặt trong bối cảnh room tín dụng ngân hàng siết chặt, khó huy động thêm vốn từ các kênh cổ phiếu và trái phiếu.

Mua chung bất động sản

Xu hướng chia nhỏ bất động sản thành các phần đầu tư nhỏ hơn mở ra một kênh đầu tư/huy động mới bên cạnh các kênh đầu tư truyền thống khác.

Bắt đáy

Thị trường đang có dấu hiệu giảm tốc khi nguồn cung, nhu cầu và giao dịch sụt giảm, lãi suất tăng cao và áp lực đáo hạn trái phiếu hơn 700 ngàn tỷ cho giai đoạn 2023-2025.

Có thể rất khó để xác định đâu là đáy và xác định thời điểm phù hợp để tham gia bắt đáy, chỉ có thể dựa vào một số chỉ báo quan trọng: lãi suất có giảm hay chưa, room tín dụng ngân hàng có tăng thêm hay không và chính sách hỗ trợ thị trường (như gói 30.000 tỷ năm 2012).

Tái cơ cấu

Việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ thị trường tín dụng, phát hành trái phiếu đã tạo ra rất nhiều khó khăn của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp lớn nhỏ lần lượt phải điều chỉnh tái cơ cấu lại các khoản nợ: gia hạn nợ; chuyển đổi gói vay sang lãi suất mới; mua lại trái phiếu và quyền chọn chuyển đổi thành các sản phẩm bất động sản.

Bên cạnh đó là thu gọn mô hình giảm quy mô 30-70%, tập trung các sản phẩm lõi và đẩy mạnh chiết khấu lên tới 50%.

Hệ sinh thái Thông Tin Bất Động Sản – Cung cấp dịch vụ truyền thông, quảng cáo và phân phối sản phẩm với hệ thống Website MEYREAL, Alocanhosg.com, Vinhomecitys.com, Sunshinemetacity.net,…  tư vấn và cung cấp thông tin.

TN Review BĐS

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng xin gửi về địa chỉ email: bdshotrothongtin@gmail.com.

THE BEVERLY SOLARI

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • 0909910884
DMCA.com Protection Status